Những Tác Dụng Khi Nghe Nhac Cổ Điển| Nhạc Giao Hưởng

4/5 (1) Bình chọn

Thứ bảy, 09/04/2016 09:04

Những tác dụng khi nghe nhạc cổ điển

Nhạc cổ điển thuộc thể loại nhạc giao hưởng - âm nhạc của cuộc sống, nghe nhạc cổ điển hay rộng hơn là nghe nhạc giao hưởng, có tác dụng rất lớn cả thể chất và tinh thần không chỉ cho bạn mà cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển trí não, giúp gắn kết tình cảm mẹ con... với bạn nó như một gia điệu của cuộc sống, đôi lúc bạn có thể thấy đâu đó hình ảnh của bạn trong đó chăng....

Thời kỳ cổ điển trong âm nhạc phương Tây thường được chấp nhận là bắt đầu vào khoảng năm 1730 và kéo dài cho tới 1820. Tuy nhiên, thuật ngữ âm nhạc cổ điển được sử dụng trong một ý nghĩa thông tục để mô tả một loạt các phong cách âm nhạc phương Tây từ thế kỷ 9 đến nay, và đặc biệt là từ thế kỷ 16 hoặc thế kỉ 17 đến thế kỷ 19. 

Theo một số các nghiên cứu gần đây, nhạc cổ điển có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Kết quả cho thấy nhạc cổ điển rất có lợi cho cả tinh thần và thể chất. Nó giúp kích thích não bộ, ngủ ngon, giảm căng thẳng và tăng hệt miễn dịch. Dưới đây là các tác dụng của nhạc cổ điển mà bạn nên biết.

1.Não bạn sẽ hoạt động tốt hơn khi nghe nhạc cổ điển

Tại Đại học Northhumbria (Anh), một đội nghiên cứu thí nghiệm trên hoạt động não của sinh viên khi làm kiểm tra trong khi họ nghe một bản hoà tấu Mùa Xuân của Vivaldi. Sinh viên trả lời nhanh hơn và tốt hơn khi họ nghe bản hoà tấu Mùa thu, một bản nhạc buồn hơn. Kết luận là hoạt động não sẽ được tăng khi nghe bản nhạc mang tính khơi dậy sức sống. Bạn có thể nghe bản nhạc Bốn Mùa tại đây.

2. Nhạc cổ điển giúp hỗ trợ chứng mất trí nhớ

Những người lớn tuổi hay những người có chứng mất trí nhớ, nhạc cổ điển thể giúp họ cải thiện, và khôi phục trí nhớ, giúp họ trở nên vui vẻ hơn.

3. Nghe nhạc cổ điển giúp bạn ngủ ngon hơn

Một nghiên cứu cho thấy, một nhóm sinh viên thường nghe nhạc giao hưởng tinh thần thoải mái và có giấc ngủ tốt hơn, so với những người không nghe nhạc.

Đây là list các bản nhạc bạn nên nghe:

· Johann Sebastian Bach – Air on the G String

· Ludwig van Beethoven – Sonata No. 14 “Moonlight” – First movement

· Frederic Chopin – Berceuse in D flat opus 57

· Claude Debussy – Claire de Lune

· Gustav Mahler – Symphony No. 5 – Adagietto

· Wolfgang Amadeus Mozart – Piano Concerto in C major K 467 – Second movement

· Bela Bartok – Piano Concerto No. 3 – Second movement

4. Giúp bạn tỉnh táo khi lái xe

Nhiều trong số tai nạn gây ra bởi kiểu lái xe ẩu và mất bình tĩnh khi lái xe. Nhằm giải quyết vấn đề này, Bộ Giao Thông Vận Tải Đức đã phát hành đĩa CD cho tài xế lái xe với bản giao hưởng số 21 của Mozart. Hiệu ứng âm nhạc nhẹ nhàng mượt mà sẽ giúp làm các tài xế bình tĩnh khi lái xe.

5. Nghe nhạc cổ điển cũng giúp giảm đau

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nghe nhạc có thể làm giảm đau hậu phẫu và đau mãn tính đặc biệt là sau khi phẫu thuật. Nó không thể thay thế thuốc giảm đau, nhưng sẽ hỗ trợ bệnh nhân làm giảm trầm cảm, khuyết tật và những cơn đau nhẹ.

6. Giúp thể hiện cảm xúc

Âm nhạc có thể thể hiện những gì chúng ta có thể không bao giờ có khả năng bộc lộ bằng lời nói. Chúng ta có thể phải đấu tranh với sự tức giận, tình yêu, trầm cảm và nhiều cảm xúc khác nhau. Khi chúng ta kết nối với âm nhạc, chúng ta có thể bắt đầu để đối mặt với điều đó. Chúng ta thành thật với chính mình. Nghiên cứu tại trường Đại học Southern Methodist cho thấy rằng khi nghe nhạc cổ điển, sinh viên đại học dễ giao tiếp và cởi mở hơn. Mọi người đều có danh sách nhạc yêu thích khi họ cảm thấy lãng mạn, lười biếng hoặc kiệt sức. Nghe nhạc cổ điển giúp bạn thể hiện cảm xúc của bạn theo những cách độc đáo.

7. Giúp hạ huyết áp

Thật thú vị khi khám phá ra rằng bác sĩ tim mạch đã tìm thấy một kết nối giữa bản giao hưởng số 9 của Beethoven và huyết áp. Họ phát hiện ra rằng âm nhạc cổ điển đồng bộ với nhịp điệu tự nhiên của cơ thể và điều đó giúp giữ cho huyết áp ở mức tối ưu.

8. Giúp giảm cân

Thật khó khăn thế nào khi ăn chậm, nhai thức ăn đúng cách. Chơi nhạc nhẹ và đèn mờ ở các khu vực ăn uống giúp mọi người thưởng thức món ăn của họ nhiều hơn và ăn ít hơn! Đây là kết quả chính của một nghiên cứu thực hiện tại Đại học Cornell.

Một số tác dụng của nhạc cổ điển đối với mẹ và bé

Không chỉ giúp tâm trạng mẹ bầu thoải mái, nghe nhạc khi mang thai cũng mang lại những lợi ích không ngờ đối với thai nhi.

Kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi

Theo nghiên cứu, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, cho bé nghe nhạc có thể giúp cải thiện trí thông minh, khả năng sáng tạo và khả năng thể hiện cảm xúc của trẻ. Vào tam cá nguyệt thứ ba, hệ thống thần kinh trung ương và giác quan của thai nhi đặc biệt nhạy cảm với các kích thích. Thậm chí, nhiều bé có phản ứng lại với những kích thích đó.

Kết nối cảm xúc giữa mẹ và bé

Cùng nhau nghe những giai điệu du dương, nhẹ nhàng mỗi ngày là cách đơn giản để kết nối tình cảm của hai mẹ con.

Giảm stress cho mẹ bầu

Khi mang thai, cảm giác bồn chồn, lo lắng dễ làm mẹ bầu bị căng thẳng dẫn đến stress. Những lúc như vậy, một bài hát nhẹ nhàng có thể làm dịu tâm trạng của bạn. Thậm chí, nó còn giúp mẹ ngủ ngon hơn nữa đấy! Theo nghiên cứu mới đây, việc chủ động nghe nhạc sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và có nhiều suy nghĩ lạc quan hơn so với những người nghe nhạc thụ động.

Tăng cuờng trí thông minh của trẻ

Âm nhạc có tác động tích cực đến não bộ của trẻ em, giúp mở rộng nhận thức và cảm nhận thông quan các giác quan của bé.

Nhạc cổ điển thật tuyệt vời phải không mọi người? Vừa giúp giải trí vừa có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, hãy nghe nhạc cổ điển thường xuyên để cuộc sống tươi đẹp hơn nhé!

Bạn nghe nhạc cùng hatru nhé, rất nhiều thể loại đang đợi bạn: nhạc không lời, nhạc dân ca, và nhiều bài hát ru hay cho trẻ nhỏ hay tổng hợp đầy đủ 3 miền: Bắc, Trung, Nam.....

Mẹ Cu Mít

Chủ đề HOT

Có thể bạn thích

Gợi ý bạn đọc

Chuyên Mục