Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào ban đêm

0/5 (0) Bình chọn

Thứ Ba, 07/12/2021 09:12

   Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào ban đêm

 

 

Mùa đông có lẽ là mùa khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng khi nói đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. 

Dưới đây là một số cách giúp bạn giữ ấm cho trẻ em vào ban đêm:

 

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) hướng dẫn để có một giấc ngủ an toàn cho trẻ bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau: Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi; Ngủ nghiêng không được khuyến khích; Đặt em bé ngủ trên bề mặt chắc chắn, những bề mặt mềm hơn không được khuyến khích sử dụng cho bé trong 4 tháng đầu tiên; Đảm bảo bạn sử dụng cũi, nôi và giường ngủ đã được đảm bảo về độ an toàn

 

Bên cạnh đó, cần sử dụng bộ ga trải giường vừa vặn; Không nên sử dụng các tấm chắn cũi; Không bao giờ đặt con bạn ngủ trên ghế dài, ghế sofa, ghế bành, hoặc chỗ ngồi khác.

 

Ngoài ra, thực hiện các bước để đảm bảo em bé của bạn không bị quá nóng; đừng mặc quần áo nhiều quá mức cho em bé của bạn.

 

Nhiệt độ phòng

 

Các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên để điều nhiệt ở nhiệt độ thích hợp. Nếu nhiệt độ phòng thích hợp cho bạn thì có nghĩa nhiệt độ đó tạo sự thoải mái với em bé của bạn.

 

Cách mặc quần áo cho bé trong những đêm lạnh hơn

 

Việc ủ ấm trẻ khiến chúng quá nóng vào ban đêm là một vấn đề được coi là một yếu tố nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số cách đề điều chỉnh việc này để đảm bảo rằng em bé của bạn vừa đủ ấm, vừa an toàn. 

 

Về cách mặc quần áo cho con bạn vào ban đêm, bạn có thể tùy thuộc vào cảm nhận của bạn. Vì vậy, nếu bạn chỉ cảm thấy thoải mái trong bộ đồ ngủ nhẹ vào ban đêm, con bạn cũng có thể cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, vì trẻ không có chăn nên bạn có thể mặc ấm cho bé hơn một chút. Tốt nhất là bạn nên cho bé mặc quần áo mà bạn có thể dễ dàng cởi ra, nếu nhiệt độ thay đổi (hoặc bé cần thay tã).

 

Quấn tã cho trẻ

 

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị quấn tã cho trẻ sơ sinh, điều này vừa có thể giữ ấm cho trẻ vừa giúp trẻ ngủ. Việc quấn tã mang lại cho em bé cảm giác ấm cúng, an toàn, như chúng vẫn đang ở trong bụng mẹ. Nhưng quấn tã không được quá chặt, đặc biệt là quanh hông. Điều này giúp em bé của bạn có thể dễ dàng thở hơn trong tấm tã quấn.

 

Ngoài ra, em bé của bạn nên luôn nằm ngửa khi ngủ trong tấm quấn. Hầu hết trẻ sơ sinh nên ngừng quấn tã vào thời điểm chúng bắt đầu biết lật, hoặc khoảng 2 đến 4 tháng.

 

Loại chăn quấn tốt nhất cho trẻ là bao ngủ hoặc chăn có thể mặc được.

 

Thay vì đắp chăn, AAP khuyên bạn nên đặt trẻ trong bao ngủ hoặc chăn có thể mặc được nếu chúng cần thêm ấm vào ban đêm. Chúng thường được làm bằng chất liệu thoáng khí nhưng ấm áp.

 

Phần trên của chăn giống như bộ đồ ngủ thông thường hoặc bộ đồ ngủ nào dành cho em bé, nhưng phần nửa dưới lại có thể khóa kéo ở phía dưới để lấy tã dễ dàng.

 

Khi nào thì trẻ có thể sử dụng chăn gối?

 

AAP khuyên các bậc cha mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc về giấc ngủ an toàn cho năm đầu đời của em bé hoặc trong khoảng 12 tháng đầu tiên của trẻ. Tuy nhiên, sau đó, bạn sẽ muốn lưu ý để đảm bảo rằng môi trường xung quanh của em bé an toàn.

 

Đảm bảo rằng chăn của trẻ thoáng khí và đủ nhỏ. Không nên sử dụng chăn có dây lỏng hoặc ruy băng trang trí. Chăn có trọng lượng thích hợp.

 

Nhiều đồ chơi, gối và thú nhồi bông xung quanh cũng có thể gây ra vấn đề. Tốt nhất là bạn nên thêm gối, chăn và đồ vật vào không gian ngủ của trẻ dần dần và dưới sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa.

 

Ngoài ban đêm ra các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý một số điều cần thiết sau để bé luôn khỏe mạnh trong mùa đông:

 

 

Mặc quần áo cho bé khi đi ra ngoài vào mùa đông

 

Khi bạn cùng bé đi dạo, đi thăm người thân hoặc đơn giản là đi mua sắm, bạn cần chú ý:

 

Mặc cho bé thích hợp với nhiệt độ ngoài trời.

 

Nếu trời lạnh, nhớ đi tất chân, sử dụng bao tay và cả mũ đội đầu cho con.

Nếu thời tiết ấm áp, không cần mặc cho bé áo khoác quá dày.

Đối với những chuyến đi xa trong những ngày lạnh, bạn cần cân nhắc phương tiện, thời gian, tình hình thời tiết... trước khi cho bé tham gia.

 

Đối với các chuyến đi vào những ngày nắng ấm, bạn nên che chắn để bé không bị hắt ánh nắng trực tiếp, có thể dùng chăn mỏng hay miếng chắn nắng hoặc rèm trên xe.

 

Giữ ấm con bằng thực phẩm

 

Dinh dưỡng với bé rất quan trọng dù ở bất kỳ thời điểm nào nhưng vào mùa đông, cơ thể bé càng cần nhiều vitamin hơn. Bạn nên chọn những loại hoa quả có chứa hàm lượng lớn vitamin C như táo, cam, quýt, bưởi vì những loại hoa quả này sẽ giúp bé tránh cảm cúm, cảm lạnh.

 

Ngoài ra trong những bữa ăn dặm của con, hãy chọn rau xanh như: cải xanh, cải chip cùng với những loại thịt trắng như thịt gà, cá vì trong loại thịt này có chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và hoạt chất có tính kháng các loại virus cho bé.

 

Trong khi chế biến đồ ăn dặm cho con, bạn nên cho đầy đủ gia vị (gừng, tỏi, hành...) cho bé vì chúng có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể bé trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.

 

Thêm vào đó, nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước uống cho bé vào mùa hè mà quên rằng, mùa đông bé cũng rất cần uống đủ nước, càn cho bé uống nhiều nước bởi đủ nước sẽ khiến cơ thể bé dễ chịu và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

 

Giữ ấm vừa phải trong nhà

 

Thực ra con trẻ khi sinh ra đều đã được bao bọc bởi lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. Vì thế, khi trời lạnh, chị chỉ cần giữ ấm vừa đủ cho con. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi làm bé bị nhiễm lạnh, dễ dẫn tới viêm phổi.

 

Ngoài việc mặc áo ấm, cần thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bé, tránh để con quá nóng, ra mồ hôi rồi thấm ngược vào trong.

 

Ngoài ra, việc mặc quần áo quá chật, quá kín có thể lồng ngực và bụng bị ép khiến bé không khó chịu và gây khó khăn trong vận động. Đôi khi, bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mẹ mặc cho quá nóng.

 

Giữ ấm cho bé khi ở trong phòng và khi ra ngoài trời cũng không như nhau. Nhiệt độ bên ngoài bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ trong phòng, chưa kể thêm gió lạnh, mưa phùn và điều này càng dễ khiến bé bị lạnh.

 

Tuy nhiên, không nên luôn giữ bé ở trong nhà khi thời tiết chuyển lạnh bởi thiếu không khí trong lành ngoài trời sẽ làm yếu hệ miễn dịch của bé. Từ đó, làm bé dễ mắc bệnh. Bởi vậy, thi thoảng bạn vẫn đưa bé cùng đi ra bên ngoài, nơi không khí càng trong lành càng tốt.

 

Và đương nhiên nếu ra ngoài thì cần đặc biệt giữ ấm toàn bộ cơ thể cho bé, mặc áo ấm, đi giày, đi tất, quàng khăn, đội mũ, đi găng tay... Còn khi bé mới từ bên ngoài vào trong nhà thì chị thường cởi bỏ bớt quần áo cho bé vì trong nhà đã ấm hơn nhiều rồi.

 

Chúc các bé luôn mạnh khỏe vui tươi ngày đông lạnh giá!

Mẹ Cu Mít

Chủ đề HOT

Có thể bạn thích

Gợi ý bạn đọc

Chuyên Mục