0/5 (0) Bình chọn
DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ: DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Dậy thì sớm đang là nỗi lo của rất nhiều bậc làm cha mẹ. Không ít trẻ mặc cảm vì cơ thể phổng phao hơn bạn bè cùng trang lứa, phải chịu đựng những cơn đau bụng khi “đến tháng” giống như người trưởng thành. Bên cạnh đó còn đối mặt với rối loạn tâm lý và nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến dậy thì quá sớm.
Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì sớm là tình trạng trẻ phát triển dậy thì ở lứa tuổi sớm hơn mong đợi so với các mốc cơ bản bình thường (trước 8 tuổi đối với bé gái và trước 9 tuổi đối với bé trai). Dấu hiệu phát triển ngực được xem là dấu hiệu đầu tiên cho tình trạng dậy thì ở trẻ nữ, theo sau đó là sự xuất hiện của lông mu và hiện tượng hành kinh. Đối với trẻ nam, cách nhận biết đầu tiên của việc dậy thì là tăng kích thước của tinh hoàn, theo sau là lông mu và dương vật phát triển.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay trẻ dậy thì sớm tăng 35 lần so với 10 năm trước, tình trạng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và phần lớn gặp ở trẻ nữ. Khoảng năm 1980, tuổi trung bình có kinh nguyệt từ 15-16, độ tuổi này hiện nay giảm xuống còn 11-12 tuổi. Tình trạng sớm dậy thì được dự báo sẽ còn tăng trong các năm tới, điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý và thể chất của trẻ cũng như gây trở ngại cho sự phát triển của thế hệ tương lai.
Gần đây báo Tuổi trẻ có chia sẻ trường hợp bé trai chỉ mới 2 tuổi đã dậy thì. Một phụ huynh ở Hà Nội sau khi thấy con trai mình chỉ mới 2 tuổi nhưng dương vật phát triển hơn bình thường đã đưa trẻ đi khám. Sau thăm khám các bác sĩ thấy dù trẻ còn nhỏ nhưng thể tích tinh hoàn đã 4ml và chiều dài dương vật 8cm. Trẻ được chẩn đoán dậy thì sớm và cần điều trị.
Hay trường hợp phụ huynh của bé gái 7 tuổi phát hiện con gái mình có ngực to hơn các bạn cùng trang lứa, sau khi thăm khám trẻ được chẩn đoán ngực phát triển bất thường từ hơn 1 năm trước, bên cạnh đó trẻ còn ra máu âm đạo, trường hợp này cũng được chẩn đoán là dậy thì quá sớm.
Phân loại dậy thì sớm ở trẻ
Dậy thì sớm được chia thành 3 dạng chính bao gồm:
Dấu hiệu trẻ nhỏ dậy thì sớm
Dậy thì sớm ở trẻ biểu hiện ở các dấu hiệu đặc trưng. Ở bé gái, sớm dậy thì có dấu hiệu như vú phát triển, thường là phát triển một bên và đôi khi cả 2 bên tuyến vú. Sau đó là quá trình mọc lông mu, lông nách.
Khi tuyến vú phát triển khoảng 2-3 năm trẻ có hiện tượng xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Mụn trứng cá có thể xuất hiện với số lượng ít, trong trường hợp trẻ có nhiều mụn trứng cá kèm theo phì đại âm vật thì có thể liên quan đến rối loạn bài tiết androgen.
Đối với bé trai các cách nhận biết dậy thì quá sớm biểu hiện bằng kích thước của tinh hoàn to lên, dương vật và bìu phát triển, sau đó trẻ mọc lông mu, lông nách và xuất hiện mụn trứng cá, giọng nói trầm hơn. Ở cả 2 giới có sự tăng lên đáng kể về chiều cao và cân nặng.
Dậy thì sớm có thể ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trong giai đoạn dậy thì trẻ có thể cao hơn các bạn đồng trang lứa, tuy nhiên ở giai đoạn sau trẻ có nguy cơ bị chậm tăng trưởng chiều cao vì xương bị cốt hóa sớm”.
Khi phụ huynh nhận thấy những dấu hiệu và nghi ngờ trẻ dậy thì sớm không nên quá hoang mang, điều cần nhất là bố mẹ nên tình tĩnh và đưa trẻ đến chuyên khoa Nhi và nội tiết để được thăm khám và xác định nguyên nhân xem thực sự trẻ có bị dậy thì quá sớm hay không.
Nguyên nhân dậy thì sớm
Dậy thì sớm trung ương xảy ra do sự trưởng thành sớm của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục, và gặp nhiều ở trẻ nữ hơn là trẻ nam. Đây kết quả của quá trình sản xuất sớm và tăng cao các hormone hướng sinh dục.
Mặc dù 80-90% trẻ dậy thì sớm trung ương không tìm được nguyên nhân gây bệnh,10-20 % là do tổn thương hệ thần kinh trung ương. Vì vậy ngay cả khi không có bất thường về thần kinh rõ rệt qua khám lâm sàng thì bác sĩ vẫn khuyến cáo nên chụp MRI sọ não để kiểm tra.
Dậy thì sớm ngoại biên thường do sự tăng tiết quá mức của các hormone sinh dục có nguồn gốc từ tuyến sinh dục hoặc tuyến thượng thận. Ở bé gái nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại biên thường gặp là do nang buồng trứng và u buồng trứng. Ở bé trai nguyên nhân do u tế bào leydig hoặc u tế bào mầm tiết hCG. Ở cả 2 giới, tình trạng dậy thì sớm ngoại biên có thể do tiếp xúc các hormone sinh dục ngoại sinh (như bôi kem) hoặc bệnh lý tuyến thượng thận gây tăng tiết hormone sinh dục. (2)
Tác hại của dậy thì sớm
Bất kỳ phụ huynh nào cũng luôn mong con phát triển đúng với lứa tuổi của mình, do đó dậy thì quá sớm là nỗi lo của rất nhiều bậc làm bố mẹ.
Dậy thì sớm có thể gây ra các vấn đề về thể chất và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ:
Theo bác sĩ Kim Thoa cho biết “Trẻ dậy thì sớm có thể bị ảnh hưởng nhiều đến vấn đề tâm lý, nhiều trẻ thấy mặc cảm, tự ti và xấu hổ khi có sự khác biệt với các bạn đồng trang lứa. Bên cạnh đó trẻ có tâm lý lo sợ có kinh nguyệt sớm, nhiều trẻ chưa thể tự làm tốt việc vệ sinh cá nhân hay chưa hiểu được việc hành kinh có ý nghĩa gì. Không chỉ vậy trẻ dậy thì sớm có nguy cơ bị lạm dụng tình dục và quan hệ sớm đưa đến nguy cơ mang thai sớm.”
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu dậy thì sớm bố mẹ cần bình tĩnh để đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ. Bố mẹ cần quan tâm để nhận biết những triệu chứng sớm như các dấu hiệu bất thường ở ngực, vùng cơ quan sinh dục của trẻ, dấu hiệu thay đổi về ngoại hình như chiều cao, làn da hay cả giọng nói của trẻ.
Ngoài ra khi nhận thấy có những thay đổi về tâm lý như thường chán nản, phiền muộn, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày… bố mẹ có thể hỏi han động viên và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có chẩn đoán sớm nhất.
Việc chẩn đoán điều trị dậy thì quá sớm rất quan trọng vì sẽ giúp làm chậm quá trình dậy thì ở trẻ, và trẻ sẽ có nhiều thời gian để có chiều cao tốt hơn khi trưởng thành. Nhiều trẻ khi dậy thì sớm sẽ có thay đổi về hành vi, tính tình hoặc trẻ có thể bị bắt nạt, trêu chọc ở trường, việc tư vấn và điều trị với bác sĩ sẽ giúp giảm gánh nặng tâm lý cho trẻ và cải thiện vấn đề trẻ đang mắc phải.
Chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm
Để chẩn đoán về trẻ em dậy thì sớm các bác sĩ sẽ:
Phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện vào buổi sáng để làm kiểm trẻ, trước khi làm xét nghiệm và thăm khám trẻ có thể ăn uống bình thường.
Điều trị dậy thì sớm sẽ tùy thuộc vào kết quả thăm khám của trẻ. Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, “không phải trường hợp sớm dậy thì nào cũng sẽ cần điều trị, nếu nguyên nhân dậy thì có ảnh hưởng xấu đến trẻ, đe dọa sự phát triển về chiều cao và gây các rối loạn tâm sinh lý của trẻ bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp”.
Các yếu tố quyết định trong chỉ định điều trị cho trẻ bao gồm:
Sau khi thăm khám nếu các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy việc điều trị mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, bác sĩ sẽ trao đổi cùng gia đình để có những phác đồ và mục tiêu đặt ra để có thể đạt được hiệu quả điều trị. Bác sĩ cũng sẽ giải thích về những lợi ích và nguy cơ của từng phương pháp điều trị.
Cách thức điều trị thường dùng thuốc đồng vận LHRH hoặc đồng vận GnRH tạo ra hiệu ứng sinh học trên tuyến yên và ngắt tín hiệu từ não đến buồng trứng hoặc tinh hoàn để làm ngưng quá trình sản xuất hormone sinh dục.
Trẻ sẽ được theo dõi trong suốt quá trình điều trị vì vậy bố mẹ cần đồng hành và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng lịch tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị của trẻ.
Cách phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ em
Để phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ thì chế độ sinh hoạt, ăn uống đủ chất, khoa học sẽ được xem là chìa khóa vàng mà bố mẹ cần bỏ túi một số “bí quyết” như:
Hãy chia sẻ bài viết này đến nhiều người hơn để giúp con trẻ phát triển tốt hơn bạn nhé!
Copyright 2008 - 2016 Liên hệ