NHÂN THÁNG NHẬN THỨC VỀ SINH MỔ

0/5 (0) Bình chọn

Chủ nhật, 30/04/2023 04:04

NHÂN THÁNG NHẬN THỨC VỀ SINH MỔ... 

Người đang nằm trên giường bệnh để được đẩy sang khu phẫu thuật và chuẩn bị mổ cấp cứ trong ảnh, là mình, năm 2019.

Nay kể lại chuyện sinh mổ cho các mẹ 

Sau gần 12 tiếng chuyển dạ, cuối cùng mình bị lôi đi mổ cấp cứu. Đó là đứa con đầu tiên. Tới đứa thứ 2, không chỉ đau chuyển dạ, mình còn được tiêm gây tê màng cứng sẵn sàng đẻ thường, nhưng rồi cũng lại phải mổ cấp cứu. Cả 2 đứa đều "cứng đầu" không chịu tụt xuống trong khi ối đã cạn.

Ngoài chuyện đau thường mười mấy tiếng, rồi lại đau mổ, nỗi đau kinh hoàng khác với mình chính là... táo bón. Sinh đứa đầu từng ngồi trong nhà vệ sinh 3 tiếng đồng hồ, toát mồ hôi hột. Sinh đứa sau, lúc đó mới là ngày thứ 2, đứng thẳng còn không nổi thế mà vì con khóc đòi ti, mẹ thì đau bụng không ngồi được nên cuối cùng mình phải vừa đứng dựa vào tường, vừa cho con ti, vừa khóc. Nghĩ lại vẫn thấy rùng mình.

Năm 2019, một nghiên cứu có quy mô lớn về tâm lý phụ nữ sau mổ cấp cứu cho thấy 73% số phụ nữ tham gia nghiên cứu không chỉ  bị chấn thương vật lý sau ca sinh mổ mà trong 4-6 tuần sau sinh, họ cũng gặp phải các triệu chứng căng thẳng sau chấn thương, ở các cấp độ khác nhau. 

Tỷ lệ mổ lấy thai trên toàn thế giới đã tăng đáng kể trong 30 năm qua. Và rất nhiều bà mẹ đã và đang cảm thấy đơn độc, xấu hổ hoặc thất vọng sau những ca sinh mổ nhưng không ai giúp họ. 

Nhiều người hài lòng với quyết định sinh mổ. Nhưng có nhiều người cảm thấy tội lỗi, thất vọng vì không chọn hoặc không thể sinh thường. Rất nhiều người bị áp lực bởi việc sinh thường và không thể chịu đựng được cơn mưa chỉ trích hoặc bình phẩm về chuyện họ sinh thế nào. Rồi ngay sau đó, họ được yêu cầu phải "hồi phục" theo đúng nghĩa đen chỉ vài ngày sau một cuộc phẫu thuật nghiêm trọng.

Phụ nữ có lẽ là master trong việc che giấu nỗi đau. 

Từ thể chất.

Tới cảm xúc.

Và tinh thần. 

Một số vừa lái xe vừa khóc.

Một số vừa đứng dưới vòi sen vừa khóc.

Một số gượng cười cho qua nỗi đau.

Một số đứng trước gương và nhìn chằm chằm vào cơ thể, cảm thấy dường như mình bị mất kết nối với chính mình. 

Một số vỗ về con lúc nửa đêm chỉ ngay sau khi vừa trải qua cơn ác mộng cứ trở đi trở lại sau khi sinh con. 

Nhiều người đau khổ trong im lặng. 

Họ chọn im lặng, bởi vì ngoài kia có quá nhiều sự bất công, thiếu thực tế và những kỳ vọng thái quá đặt lên vai của một người làm mẹ. 

Nếu bạn đã gây mê toàn thân, bạn có thể cảm thấy bạn đã bỏ lỡ trải nghiệm sinh con ra đời.

Nếu việc sinh nở không diễn ra như bạn mong đợi, bạn có thể cảm thấy mình đang mất kiểm soát hoặc đã không "làm đúng".  Thậm chí có lỗi với con mình.

Mặc dù khó có thể bỏ qua những cảm xúc này, nhưng chúng sẽ phai mờ theo thời gian.

Mặc dù khó để bỏ qua những bình luận khiếm nhã, từ ngay cả người thân cận nhất, nhưng họ không hề trải qua những điều mà bạn đã trải qua.

Chỉ có bạn mới biết điều gì tốt nhất cho mình và cho em bé.

Để lại một vết sẹo trên cơ thể đã chẳng dễ dàng gì. Càng không nên có thêm một vết sẹo trong cảm xúc, tinh thần,. Có một kỹ thuật trị liệu rất hiệu quả mình đã được học đó là kể lại chấn thương của mình với sự chứng kiến của người ngoài cuộc. Người đó có thể là người quen hoặc không quen biết gì trước đó. 

Hãy nhớ là: câu chuyện của bạn, tiếng nói của bạn, nỗi đau của bạn - tất cả đều quan trọng!

Nếu muốn, hãy chia sẻ câu chuyện của bạn ngày hôm nay. Có rất nhiều sự chữa lành được tạo ra khi chúng ta không phải làm điều đó một mình. 

Mẹ Cu Mít
TAGS:

Chủ đề HOT

Có thể bạn thích

Gợi ý bạn đọc

Chuyên Mục