Hát ru- Giữ hồn quê Việt

0/5 (0) Bình chọn

Thứ Ba, 12/10/2021 08:10

    Hát ru- Giữ hồn quê Việt

 

 

I. GIỚI THIỆU

1.Khái niệm

 

 

  Bài hát ru  là một thể loại nhỏ nhưng quan trọng trong thanh nhạc, thường được hát cho trẻ em nghe trước khi chúng ngủ. Quan niệm ở đây là bài ca được hát bằng một giọng hay và thân thuộc với bé sẽ ru bé đi vào giấc ngủ. Những bài hát ru do các nhà soạn nhạc cổ điển viết thường được đặt cái tên hình thức là berceuse, một từ tiếng Pháp có nghĩa là "bài hát ru" hoặc cradle song (bài hát bên nôi).

 

2.Lịch sử hình thành

 

  Từ lâu, những người nuôi trẻ nhỏ khắp trên thế giới đã biết dỗ chúng ngủ bằng cách hát ru con. Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.

 

    Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con.

 

     Ngay từ xa xưa ở Việt Nam, phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt. Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con. Những bài hát ru do các nhạc sĩ Việt Nam sáng tác sau này là những bài có nhịp độ chậm, vừa phải. Giai điệu được tiến hành liền bậc không dùng những quãng nhảy liên tục, những nốt biến âm đột ngột, tiết tấu nhịp nhàng uyển chuyển có tính chu kỳ hoặc tự do. Có thể kể ra đây những bài thuộc dạng này như: "Mẹ yêu con" của Nguyễn Văn Tý; "Từ trên đỉnh núi" của Nguyên Nhung; "Mùa hoa sữa" của Huy Thục...

 

II. ĐẶC ĐIỂM

  

 

 Về cơ bản, một bài hát ru thường được viết ở nhịp phân 3 đơn hoặc phức (3/4 hoặc 6/8). Về giọng, đa số các bài hát ru đơn giản, thường chỉ luân phiên những hòa âm chủ và hòa âm âm át, vì hiệu quả dự kiến là để đưa đứa trẻ vào giấc ngủ nên người ta không hay sử dụng quãng bán cung phóng túng (wild chromaticism). Một nét đặc trưng khác của bài hát ru – không vì lí do nào khác ngoài lệ thường – là xu hướng viết ở giọng "giáng trưởng", ví dụ như những bài hát ru do Chopin, Liszt và Balakirev viết đều ở giọng Rê giáng trưởng.

 

Dòng nhạc pop cũng có những bài hát ru nổi tiếng như "Good night" của The Beatles và "Lullaby (Good Night My Angel)" của Billy Joel. Châu Á cũng có nhưng phiên bản hát ru của mình. Trong tiếng Tamil (một ngôn ngữ ở miền nam Ấn Độ, một bài hát ru được gọi là một thaalattu (thal có nghĩa là "cái lưỡi"). Đó là một âm thanh du dương được tạo bởi chuyển động nhịp nhàng của lưỡi vào lúc bắt đầu bài hát, do đó mà có tên trên. Nhưng đáng chú ý nhất là việc sử dụng oyayi ở Philippines, còn gọi là huluna ở Batangas.

 

 

 Trong thực tế, việc sử dụng một bài hát để đưa đứa trẻ vào giấc ngủ phổ biến đến nỗi người ta cho rằng hầu hết mọi bà mẹ ở các địa phương đều đã sáng tác ít nhất một bài hát ru cho những đứa con của mình.

 

III. NÉT NỔI BẬT

 

  Trong một cuộc khảo cứu, những trẻ sinh thiếu tháng được cho nghe bài hát ru này 5 phút, 6 lần mỗi ngày thì rõ ràng là lớn nhanh hơn những trẻ tương tự mà không được nghe  (theo Chapman, 1975).

 

  Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng những nguyên âm không thành câu ("humming") dễ làm trẻ ngủ hơn là hát thành bài có câu cú rõ rệt.

 

  Dưới góc độ khoa học thì hát ru là những kích thích rất có lợi không những với sự phát triển ngôn ngữ, tâm lí, sinh lí mà còn cả phát triển thể chất nữa. Đó là sự kích thích tiền đình và nhiều người đã xác nhận rằng những trẻ hằng ngày được kích thích bằng hát ru (khoảng 10 phút) thì phản xạ vận động tốt hơn nhiều so với trẻ không được nghe hát ru (theo nghiên cứu của Đại học Ohio).

 

Thai nhi trong tử cung bắt đầu nghe được tiếng động và giọng của mẹ từ tháng thứ 4 (mặc dù hệ thống tai-nghe hoàn thành vào tháng thứ 6). Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mặc dù thai nhi nằm trong nước ối và được bao bọc bởi nhiều lớp cơ, màng, có thể nghe được tiếng động, tiếng nhạc, nhịp nhanh chậm, tông độ cao thấp, v.v... gần như chính xác. Tiếng nói của mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể thẳng vào tử cung.

 

Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Chỉ qua 5 giây, tiếng động kích thích có thể làm thay đổi nhịp tim kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Nhiều tiếng nhạc làm thay đổi chuyển hóa. Trong một cuộc khảo cứu, khi trẻ sinh thiếu tháng được cho nghe bài nhạc "Lullaby" của Brahms 5 phút, 6 lần mỗi ngày rõ ràng có lớn nhanh hơn những trẻ tương tự.

 

 

Nhịp điệu của bài hát đem lại cảm giác "an toàn" có thể vì làm nhớ lại nhịp điệu tim đập nghe được từ những ngày tháng còn trong lòng mẹ. Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết đang được người bảo bọc.

 

IV.THỰC TRẠNG HIỆN NAY

Vì sao lời ru ngày càng ít dần ?

 

Giáo sư Trần Văn Khê từng chia sẻ: “Đối với trẻ con, cái gì êm ái là chúng ngủ được. Nhưng trẻ con từ nhỏ đến lớn chỉ có lời ru là đi vào tâm thức của chúng. Có nơi người mẹ ru con bằng ca dao, mà ca dao là lời ca trong dân gian và được truyền cho tới ngày nay, là điệu nhạc dân tộc của Việt Nam có thể thấm vào tâm trí của trẻ em”.

 

Giới hạn thời gian

Nỗi niềm đau đáu ấy của nhà thơ Nguyễn Duy cũng là nỗi niềm của nhiều thế hệ người Việt để làm sao câu hát ru không mai một, để lời ru ngày càng ăn sâu, bám rễ vào cuộc sống. Đó là bản sắc, là hồn cốt dân tộc Việt.

 

Món quà của cuộc sống

 

Theo một số nghiên cứu xã hội và khoa học, lời ru truyền thống được lấy từ những câu đồng dao, ca dao, dân ca được đúc kết từ ngàn đời, dung dị, mộc mạc mà ý nhị, sâu sắc. Lời ru có tác dụng đưa trẻ thơ vào giấc ngủ nhẹ nhàng đầy tin tưởng.

 

Theo giáo sư Trần Văn Khê, lời ru của mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời răn dạy của lời ru và tất thảy tình thương, trách nhiệm của người lớn góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người từ khi cất tiếng chào đời.

 

Mỗi vùng miền có phong cách, lối hát ru khác nhau nhưng có đặc điểm chung là nhẹ nhàng, sâu lắng. Không chỉ giúp trẻ đi vào giấc ngủ, mà bất cứ khi trẻ làm gì, người lớn đang làm cũng có thể cất giọng hát ru. Lời ru tác động đến thần kinh, tạo thói quen, khơi dậy tiềm năng tình cảm, đọng lại trong sâu thẳm trái tim, hỗ trợ phát triển trí tuệ ngay từ ban đầu cho sự hình thành nhân cách.

 

Lời ru nay còn đâu ?

 

Nếu như trước kia, lời ru được cất lên bên mái tranh, sau lũy tre làng, giữa trưa hè hay

đêm đông là điều hết sức phổ biến thì ngày nay lời ru là của quý hiếm trong cuộc sống. Khó có thể tìm được một lời ru con nơi phố thị. Nhiều bà mẹ, ông bố trẻ quan niệm phải hát hay mới ru con. Điều đó không đúng, bởi giọng ru thể hiện ở câu thơ, sắc thái tình cảm, có tình thương, sự chăm bẵm, đượm nồng mồ hôi của người lớn mà trẻ có thể cảm nhận được, trẻ sẽ có thói quen bén bện hơi hướng máu mủ ruột rà.

 

Một số loại hình văn hóa dân gian như ca dao, đồng dao; một số nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, sáo, nhị cũng đã mai một hẳn trong cuộc sống thường ngày. Nếu như trước kia, đó là những công cụ âm nhạc dân dã quen thuộc thường thấy thì nay khó có thể tìm được người dân thường chơi các loại nhạc cụ trên. Vì thế, khi làng quê không còn lũy tre, bê tông kiên cố thì dường như cũng đồng nghĩa vắng lời hát ru. Hát ru chỉ còn trên sân khấu, hội thi, các băng đĩa nhạc của nghệ sĩ chuyên nghiệp.

 

 

Nhịp sống hiện đại diễn ra hối hả cùng nhiều loại hình văn hóa giải trí hiện đại. Nhiều ca khúc mới đương đại nổi đình đám nhưng nghe một lần rồi trôi tuột đi. Lối sống hiện đại làm con người ít có điều kiện thời gian chăm sóc gia đình, con cái. Cáu giận, tâm tính hay bức xúc, nóng nảy thường thấy ở tất cả các đối tượng, trong đó không ngoại trừ phụ nữ và trẻ em. Điều đó làm sâu sắc thêm hệ lụy tất yếu cho xã hội là nạn bạo hành gia tăng, tình trạng ly hôn, bất hiếu, cha mẹ chối bỏ con cái, trẻ em phạm tội… cũng gia tăng. Nhịp sống thường ngày ở nhiều khu dân cư đã mất hẳn tiếng ru êm đềm, thư thái mà thấm đẫm hồn dân tộc.

 

Người phụ nữ bây giờ không còn bị giới hạn trong công việc nội trợ hay ở nhà nuôi dạy con cái nữa. Khi phụ nữ bước ra bên ngoài xã hội, cùng chồng gánh vác bao bộn bề của cuộc sống, thì cũng là lúc họ trút bớt bổn phận làm mẹ cho xã hội.

 

Trẻ được gửi đến nhà giữ trẻ, ít được gần gũi với hơi ấm của mẹ, và dĩ nhiên là cũng xa rời với những lời mẹ ru ngọt bùi. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế 

nào?

 

Ảnh hưởng đến quá trình phát triển

 

Bàn về sự mai một của những làn điệu hát ru dân ca và ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển tiềm thức của trẻ về nền âm nhạc dân tộc

 

 Có người đã nói rằng những lời hát ru của bà mẹ Việt Nam là một tài sản quý giá, một kho tàng triết lý về cuộc sống.

 

Quả thật không sai, vì câu hát ru phản ảnh tư tưởng về con người về cuộc đời, và chất chứa những giá trị nhân văn sâu sắc, như nhận định của Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê, một nghiên cứu gia kỳ cựu về âm nhạc dân tộc 

 

Đánh thức lời ru

 

Những phương pháp hữu hiệu

 

Làm cách nào để có thể vực dậy những tiếng hát ru đang bị chìm vào quên lãng ? Làm sao để khơi lại những nguồn nước mát trong lành vun xới cho tâm hồn cho trẻ ?

 

Theo Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê, các bà mẹ trẻ ngày nay cho dù có bận bịu đến mức phải đem gửi con vào nhà trẻ, thì ít nhất mỗi buổi tối, đến giờ trẻ đi ngủ, nên để cho các em nghe hát ru qua đĩa hát hay băng từ đã thu sẵn.

 

Lời ru cho đến nay chưa thể mất, nhưng theo chúng tôi lời ru đang bị khuất lấp trong cuộc sống bề bộn, cần phải đánh thức bằng những biện pháp cụ thể. Biện pháp phổ biến nhất, đó là tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các thế hệ người dân về ý nghĩa, tác dụng, thực trạng mai một và sự cần thiết bảo tồn, phát huy lời ru hiện nay. Liên hoan hát ru và dân ca từ trước đến nay diễn ra ở khá nhiều địa phương, tổ chức, ban ngành. Ở hầu hết các cuộc liên hoan này, chất lượng hát ru, dân ca đều ở tầm hoạt động nghệ thuật, ấn tượng và thu hút đủ các giới, lứa tuổi tham gia. Các hoạt động ấy đều tạo điểm nhấn cho phong trào quần chúng hát ru. Phong trào này đã được khuấy động ở nhiều địa phương nhưng mới chỉ dừng lại trên sân khấu mà chưa được phổ biến thường xuyên trong cuộc sống.

 

 

Bên cạnh đó, cần có nhiều “cú hích” khác, chẳng hạn hỗ trợ duy trì, tổ chức các câu lạc bộ hát ru, dân ca ở từng làng bản, khu phố dạy trẻ nhỏ các đối tượng hát ru; vận động, khuyến khích sáng tác hát ru lời mới, mở diễn đàn khôi phục phong trào hát ru trong các giới. Các trung tâm văn hóa thanh thiếu nhi cũng nghiên cứu để sưu tầm, phổ biến, lưu truyền các câu đồng dao, ca dao vốn rất gần với phong cách hát ru, để làm cốt cho lời ru… như thế mới hy vọng góp phần hạn chế sự mai một của lời ru trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

Hãy cùng chung tay gìn giữ nét văn hóa tốt đẹp này mọi người nhé. Xin cảm ơn các bạn!

Mẹ Cu Mít
TAGS:

Chủ đề HOT

Có thể bạn thích

Gợi ý bạn đọc

Chuyên Mục