0/5 (0) Bình chọn
Hướng dẫn cách tận hưởng nhạc giao hưởng đem lại hiệu quả như ý muốn
Không phải bản nhạc nào cũng có thể giúp bạn tập trung được. Và không phải cách nghe nhạc nào cũng đem lại hiệu quả như ý muốn.
Vậy nếu có một loạt list nhạc tập trung kéo dài mấy tiếng thì bạn có muốn biết không? Và cả những bí quyết khi nghe nhạc giúp tối ưu khả năng tập trung hơn nữa.
Nếu bạn thực sự muốn cải thiện khả năng tập trung cũng như tăng cường hiệu suất học tập làm việc của bản thân, thì bài viết này của hatru.net sẽ cung cấp cho bạn một sự hỗ trợ tuyệt vời. Hãy cùng xem nhé!
Âm nhạc tác động đến hoạt động não bộ như thế nào?
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra âm nhạc hay việc nghe nhạc có khả năng kích thích trí não, đem lại những ảnh hưởng tốt, giúp não phản xạ tốt hơn, giải phóng dopamin- chất dẫn truyền thần kinh hay còn được biết là chất xúc tác hạnh phúc, giúp cải thiện tâm trạng và duy trì sự tập trung.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, học nhạc làm tăng kết quả học tập và chỉ số IQ ở trẻ nhỏ. Kết quả chỉ ra ở những đứa trẻ được tiếp xúc với âm nhạc trong 36 tuần đã gia tăng đáng kể chỉ số IQ cũng như kết quả kiểm tra học tập tốt hơn những đứa trẻ còn lại.
Âm nhạc được xem như một chất kích thích não bộ. Nó có khả năng kích hoạt cả bán cầu trái và bán cầu phải của não chúng ta.
Âm nhạc cũng có thể làm giảm huyết áp và nhịp tim, giúp chống lại lo lắng.
Nghe nhạc trong khi học, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:
Ghi nhớ tốt hơnTăng lưu trữ thông tinTập trung hiệu quảTối đa hóa khả năng học tập
Hiệu ứng Mozart - Nghiên cứu chứng minh âm nhạc giúp tập trung hiệu quả
Hiệu ứng Mozart là một thuật ngữ được đặt ra bởi một nhóm các nhà nghiên cứu vào năm 1993, những người đã hoàn thành một thí nghiệm sử dụng bài Sonata của Mozart cho Two Pianos.Trong nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu nghe Sonata của Mozart trong 10 phút trước khi được yêu cầu hoàn thành một loạt các nhiệm vụ nhỏ được thiết kế để kiểm tra hiệu suất không gian-thời gian. Những người nghe Mozart đã được xác nhận luôn hoàn thành nhiệm vụ vượt trội so với các đối tác không nghe Mozart của họ.
Nghe nhạc ĐÚNG CÁCH giúp bạn tập trung cao độ
Âm nhạc giúp bạn tập trung NHƯNG nó cũng có thể khiến bạn bị xao nhãng. Điều quan trọng là bạn phải nghe đúng loại nhạc và thực hiện đúng cách.
Vậy làm thế nào để bạn có thể nghe nhạc đúng cách giúp tập trung cao độ?
3 yếu tố cần cân nhắc trước khi sử dụng âm nhạc làm việc, học tập
Những yếu tố này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tiến sĩ Stacey Dobbs và các đồng nghiệp, bao gồm:
Tính chất của bản nhạc. Nếu bài hát bật lên có thể khiến bạn ngân nga hát, sẽ không có lợi ích gì đối với công việc của bạn. Bởi thay vì làm việc, thì bạn đang ngồi ngân nga hát mất rồi.
Độ khó công việc. Bạn cần hiểu rõ công việc mình đang làm. Việc sử dụng âm nhạc hiệu quả nhất khi thực hiện những nhiệm vụ không đòi hỏi giữ nhiều thông tin chẳng hạn làm toán, giải quyết tình huống – những việc cần khả năng tư duy logic. Ngược lại, nếu bạn nghe nhạc khi cần phải đọc hiểu nhiều tài liệu, hoặc những công việc phức tạp hơn, âm nhạc sẽ không phát huy tác dụng.
Tính cách của bạn. Có sự khác biệt về môi trường học tập giữa người hướng nội và người hướng ngoại. Người hướng nội sẽ làm việc hiệu quả hơn khi ở trong không gian yên tĩnh, ít tiếng động. Và phản xạ kém hơn trong những bài test đọc hiểu như gợi nhớ thông tin khi xung quanh có nhạc nền. Cùng là kiểu test đó, những người hướng ngoại lại tỏ ra vượt trội hơn hẳn khi ở trong môi trường có âm nhạc.
Ngoài 3 yếu tố trên, thì còn 1 yếu tố quan trọng không kém mà bạn cần chú ý là âm tiết và danh sách bài hát bạn lựa chọn. Tránh những bài hát có tiết tấu biến đổi liên tục, hoặc một list nhiều thể loại khác nhau, bạn sẽ bị xao nhãng bởi chúng đấy.
Theo định luật về cảm xúc Yerkes – Dodson, chúng ta sẽ tập trung kém hiệu quả nhất khi sự hưng phấn ở mức quá thấp hoặc quá cao.
Hướng dẫn cách nghe nhạc tăng tập trung hiệu quả
Lựa chọn những bản nhạc không lời, tiết tấu nhẹ nhàng, vừa phải.Cân nhắc tính chất nhiệm vụ để quyết định xem nghe nhạc làm việc có phù hợp không.Chọn môi trường làm việc dựa trên đặc điểm tính cách của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một kỹ thuật có tên RAM (Relaxation, active learning, và memory consolidation) của Ryan Levesque người sáng lập ra Rocket Memory. Đây là một phương pháp học tập và làm việc rất hiệu quả với âm nhạc. Cụ thể:
Trước khi học 3 – 5 phút, bạn hãy chọn những bài nhạc mình thích (thể loại nào cũng được nhé), nghe nó để thoải mái thư giãn. Mục đích việc này là đưa não bộ vào trạng thái hoạt động tối ưu nhất.Tiếp đó, khi bạn bắt tay vào công việc, hãy chọn cho mình những bài nhạc cổ điển không lời để não bộ có thể tiếp nhận và xử lý thông tin hiệu quả nhất. Nhạc của Beethoven, Mozart, Tchaikovsky… rất phù hợp lúc này.Cuối cùng, để não bộ có thể lưu trữ kiến thức vào bộ nhớ dài hạn để phục vụ cho những lần tiếp theo, không gì tốt hơn những bản nhạc Baroque, Melodic và cổ điển. Bạn có thể chọn nhạc của Corelli, Handel, Bach.
Nghe nhạc nào mới giúp bạn tập trung?
Tuy âm nhạc có thể giúp làm tăng khả năng tập trung, song mỗi loại nhạc có mức ảnh hưởng khác nhau. Vậy đâu là loại nhạc giúp tập trung cao độ nhất?
1. Baroque
Baroque là một dòng nhạc cổ điển thịnh hành ở châu Âu những năm 1600-1750. Thể loại nhạc có tiết tấu vừa phải khoảng 50-80 nhịp/ phút- gần với nhịp tim chuẩn của con người(60-100 nhịp/phút). Khi nghe baroque, sẽ giúp nhịp tim của bạn chậm lại, giảm huyết áp cao, sóng não beta giảm 6%- sóng não alpha tăng 6%. Chính vì vậy, thể loại nhạc này có thể khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, giảm căng thẳng để tiếp nhận nhiều thông tin một cách thoải mái và tập trung trong khoảng thời gian dài.
Các bạn có thể tìm các bản nhạc theo tên các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới dưới đây. Bài viết cũng đã gợi ý một số bản được nghe nhiều nhất để mọi người tham khảo và tải về.
Nhạc của J.S.BACH
Air on a G StringConcerto for Oboe in D Minor op-9Concerto in D MinorFantasy in G Major,Fantasy in C Minor and Trio in D MinorPrelude in G MajorCanonic Variations and Toccata
Những bản nhạc của VIVALDI
Four Seasons,SpringLargoConcerto in C Major for PiccoloFlute Concerto no. 3 in D MajorFive Concertos for Flute and Chamber Oschestra
BEETHOVEN
Concerto for Violin and Orchestra in D Major, op. 61Piano Concerto no. 5 in E-flatSymphony no. 6 (Pastorale)
MOZART
Concerto no. 21 in C Major, K.467Clarinet Concerto in A MajorSymphony in D Major (Haffner)Symphony in D Major (Prague)Concerto for Violin and Orchestra in A Major no.5Symphony in A Major no. 29Concerto for Violin and OrchestraConcerto no. 7 in D MajorSymphony in G Minor no. 40
2. Nhạc không lời nhẹ nhàng
Với những bản nhạc có lời, nội dung ca từ sẽ khiến bạn mất tập trung, nhất là khi bạn đang cần tập trung cao độ.
Trong một nghiên cứu năm 2012, các nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm chia làm hai nhóm: Nhóm 1 cho người tham gia nghe những bản nhạc nhẹ piano không lời trong khi làm việc, nhóm 2 cho nghe nhạc có lời trong khi họ làm việc và đo hiệu quả công việc họ hoàn thành. Kết quả thu về cho thấy nhóm 1 có kết quả nhanh hơn và tốt hơn, người tham gia cũng nhận thấy bản thân cảm thấy hoàn toàn tập trung khi nghe nhạc không lời và cảm thấy sáng tạo nhiều hơn.
3. Nhạc có âm thanh tự nhiên
Năm 2015, một nghiên cứu đã phát hiện bật những giai điệu thiên nhiên ở môi trường công sở có thể giúp cải thiện kỹ năng nhận biết và cải thiện tâm trạng của các nhân viên. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng những tác động tích cực này cũng được phát huy ở những môi trường khác.
Khi lắng nghe những bản nhạc có âm thanh tự nhiên, não bộ được hình thành thói quen tập trung hơn và tăng cường khả năng nhận biết.
Tuy nhiên, một số âm thanh tự nhiên như tiếng động vật kêu có thể sẽ khiến bạn cảm thấy giật mình gây xao nhãng hoặc chói tai, đau đầu. Những bản nhạc có giai điệu thiên nhiên như tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi, tiếng lá rơi là phù hợp hơn với những ai lựa chọn thể loại này.
4. Nhạc cổ điển
Những bản nhạc cổ điển không chỉ mang ý nghĩa lịch sử âm nhạc, nó được soạn bởi những những nhà soạn nhạc nổi tiếng như Mozart. Beethoven,… được khoa học nghiên cứu là có ích trong việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Một số nghiên cứu còn chỉ ra việc cho thai nhi nghe nhạc Beethoven cũng có thể giúp đứa trẻ sinh ra thông minh hơn.
5. Nhạc sóng não
Nhạc sóng não là dòng nhạc có thể giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung và sáng tạo. Một số người coi đây như một phương pháp thiền định. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhạc sóng não, bạn cần nắm rõ phương pháp nghe để đạt hiệu quả cao nhất:
Không nghe quá lâu vì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ. Thời gian lý tưởng cho một lần nghe là 3–5 phút để điều chỉnh lại hoạt động của não bộ.Nên dùng tai nghe sẽ giúp sóng não tác động trực tiếp lên não bộ của bạn thay vì nghe bằng loa, bởi sóng nhạc sẽ bị nhiễu bởi thanh âm xung quanh, giảm hiệu quả.Độ tuổi phù hợp để nghe nhạc sóng não là trên 26 tuổi- khi chúng ta đã phát triển toàn diện. Với những trẻ em nghe nhạc sóng não có thể ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ.Dừng nghe ngay khi xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi,…
List nhạc tập trung học “chất như nước cất” dành cho bạn
1. “The Best of Beethoven“, List nhạc của Beethoven
2. “The Best of Mozart“, List nhạc của Mozart
3. “The Best of Tchaikovsky“, List nhạc của Tchaikovsky
5. “Arcangelo Corelli“, List nhạc của Corelli
4. “The Best of Handel“, List nhạc của Handel
5. “The Best of Bach“, List nhạc của Bach
Trên đây là một số list nhạc giúp tập trung học tập làm việc rất hiệu quả mà bạn có thể sử dụng.
Trường hợp bạn cần phải tập trung cao độ vào nhiệm vụ quan trọng và thời gian hoàn thành ngắn, bạn có thể sử dụng một cách giúp tập trung siêu nhanh khác, bạn chỉ mất 15 phút là có thể tập trung hoàn toàn vào công việc mình đang làm.
Chúc các bạn sẽ chọn được bản nhạc yêu thích để tận hưởng chúng một cách tuyệt vời nhất!
Copyright 2008 - 2016 Liên hệ