Nhạc giao hưởng cho bà bầu có tốt cho thai nhi hay không

0/5 (0) Bình chọn

Thứ bảy, 12/11/2022 07:11

     Nhạc giao hưởng cho bà bầu có tốt cho thai nhi hay không

 

Nhạc giao hưởng cho bà bầu có thực sự tốt cho thai nhi hay không? là thắc mắc của nhiều mẹ bầu hiện nay. Vậy thực hư tác dụng của nó như thế nào? Cùng hatru.net khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

 

 

1. Tác dụng của nhạc giao hưởng cho bà bầu đối với thai nhi

 

 

Bố mẹ có biết, từ tháng thứ 3 trở đi, thai nhi đã có sự ổn định và phát triển, có thể lắng nghe và cảm nhận âm thanh tốt. Nhạc giao hưởng là sự pha trộn của các loại nhạc cụ với nhau có cấu trúc âm phức tạp, giúp bộ não giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng.

 

Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể rằng nghe nhạc có tác dụng giúp thai nhi thông minh hay phát triển trí tuệ ở mức độ nào, nhưng các nhà khoa học khuyến khích mẹ bầu nghe nhạc đặc biệt là nhạc giao hưởng. Bởi khi nghe, người mẹ sẽ cảm thấy thư giãn tránh những căng thẳng, buồn lo trong cuộc sống hàng ngày. 

 

Khi tinh thần của người mẹ được giải phóng, trạng thái tâm lý thoải mái mẹ bầu sẽ vui vẻ hơn, ngủ sâu giấc và cải thiện sức khỏe. Khi đó âm nhạc chính là sợi dây tác động đến thai nhi, giúp bé khỏe mạnh, linh hoạt và thông minh hơn.

 

 

2. Nghe nhạc giao hưởng như thế nào là đúng cách đối với mẹ bầu

 

Nghe nhạc có tác dụng tốt đối với mẹ bầu, tuy nhiên nếu nghe với tần suất quá nhiều cũng ảnh hưởng tới sự phát triển về não bộ của thai nhi.

Cách tốt nhất bạn nên tới trực tiếp các buổi hòa nhạc trực tiếp hay ở rạp...nếu không bạn có thể tải nhạc, hay nghe trực tuyến trên mạng. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần cân đối thời gian nghe một cách khoa học để con có thể cảm nhận được âm thanh một cách tốt nhất.

Thay vì việc đeo tai nghe áp sát bụng bầu, mẹ có thể mở loa ngoài mức âm thanh vừa đủ ở mức 50 – 60DB như 2 người đang nói chuyện với nhau, nằm thư giãn bạn có thể kết hợp với kể chuyện hay tâm sự cùng với thai nhi.

Bạc có thể tham khảo danh sách các bài nhạc giao hưởng:

· Johann Sebastian Bach – Air on the G String

· Ludwig van Beethoven – Sonata No. 14 “Moonlight” – First movement

· Frederic Chopin – Berceuse in D flat opus 57

· Claude Debussy – Claire de Lune

· Gustav Mahler – Symphony No. 5 – Adagietto

· Wolfgang Amadeus Mozart – Piano Concerto in C major K 467 – Second movement

· Bela Bartok – Piano Concerto No. 3 – Second movement…

 

 

3. Lưu ý khi sử dụng nghe nhạc giao hưởng cho bé

 

 

- Thời điểm thích hợp để cho bé nghe nhạc: Mẹ nên cho bé nghe nhạc bắt đầu từ tuần thai thứ 16ch bởi đây là giai đoạn vàng khi bé đã có thể cảm nhận được các âm thanh khác nhau từ bên ngoài bụng mẹ. Để có thể giúp bé nghe nhạc hiệu quả, mẹ cần thả lỏng cơ thể sao cho thoái mái nhất để bé yêu có thể lắng nghe các giai điệu của bản nhạc một cách rõ nhất. Thời điểm thích hợp là khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đọc sách. 

 

- Âm lượng phù hợp: Các nhà khoa học đã khuyến cáo, âm lượng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành não bộ và thính giác của bé sau này. Chính vì thế, nếu để âm lượng quá to, bé có thể ảnh hưởng đến thính giác như: ù tai, viêm tai, thậm chí là điếc tai. Ngược lại, nếu để âm lượng quá nhỏ thì bé sẽ không cảm nhận được hết giai điệu có trong bài nhạc. Chính vì thế, mẹ nên chọn một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào và bật mức âm lượng vừa phải để bé có thể nghe một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, mẹ có thể chọn loại tai nghe dành riêng cho bà bầu để chất lượng âm thanh được rõ rệt và an toàn hơn đối với thai nhi. 

 

- Thời gian nghe: Mỗi lần cho bé nghe nhạc, bạn chỉ nên để chế độ nghe 15-20 phút, ngày khoảng 2-3 lần để bé có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên nghe thời lượng quá dài với tần suất dày đặc bởi bé sẽ cảm thấy mệt mỏi và không cảm thụ được giai điệu bản nhạc bằng chính tâm hồn mình. 

 

Cách tốt nhất để nghe nhạc giao hưởng cho bà bầu hiệu quả là bạn nên kết hợp nghe nhạc giao hưởng và massage nhẹ nhàng sẽ giúp người mẹ thư giãn, khỏe mạnh và em bé phát triển toàn diện. 

 

 

 

 

 

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Mẹ Cu Mít

Chủ đề HOT

Có thể bạn thích

Gợi ý bạn đọc

Chuyên Mục