Tiểu Sử Nhà Soạn Nhạc Beethoven| Nhạc Giao Hưởng

5/5 (2) Bình chọn

Thứ bảy, 09/04/2016 11:04

Tiểu Sử Beethoven

Ludwig van Beethoven (phiên âm: Lút-vích van Bét-thô-ven, 17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau. Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)... các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer... các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major... các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont... và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Gia đình

Beethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là John van Beethoven (1740-1782), người gốc Vlaanderen, và mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (1745-1787). Cho đến tận thời gian gần đây, nhiều công trình tham khảo coi ngày 16 tháng 12 là "ngày sinh" của Beethoven, với lý do là ông được rửa tội vào ngày 17 tháng 12.Vì trẻ con vào thời đó thường được rửa tội vào ngày hôm sau ngày sinh. Tuy nhiên, các học giả hiện đại không đồng ý dựa trên giả định như vậy. Một câu chuyện vô căn cứ, hoàn toàn không có nguồn gốc cho rằng, ông là con ruột của Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Cũng có tin đồn cho ông là con ruột của cháu của Quốc vương Friedrich II Đại Đế - Quốc vương Friedrich Wilhelm II. Nhạc sĩ Beethoven trở nên khó chịu, và thẳng tay bác bỏ những tin đồn nhảm kiểu này.

Thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven là cha ông, là ca sĩ tại cung của Hầu-Tuyển đế ở Bonn, tuy nhiên cha ông cũng là người nghiện thuốc kích thích, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông là thần đồng, như Mozart. Tuy nhiên, tài năng của Beethoven sớm được mọi người chú ý. Beethoven được Christian Gottlob Neefe dạy bảo và nhận vào làm, cũng như được Hầu-Tuyển đế hỗ trợ về tài chính. Mẹ của Beethoven mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng vài năm ông chịu trách nhiệm nuôi dưỡng hai người em trai của mình.

Học hành

Chân dung năm 1804, bởi W.J. Mähler

Để tiếp tục học hỏi, năm 1787, Beethoven đến Viên. Trong túi áo, ông có một giấy giới thiệu của Tuyển hầu tước (Kurfürst) Maximilian Franz, em trai út của Hoàng đế Joseph II. Mục đích chính của chuyến đi là được theo học Wolfgang Amadeus Mozart. Vào thời điểm ấy, rất nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng như Joseph Haydn đã biến thủ đô của Áo thành trung tâm âm nhạc của cả châu Âu.

Tuy nhiên ước mơ theo học Mozart đã không thực hiện được vì lúc đó nhà soạn nhạc thiên tài này quá bận bịu. Hơn nữa, Beethoven cũng chỉ ở Wien được hai tháng thì mẹ ông bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn. Không bao lâu sau khi ông trở về Bonn thì mẹ ông cũng qua đời. Beethoven trở thành trụ cột chính cho gia đình nên ông không có điều kiện học thêm mà phải vừa đi biểu diễn vừa đi dạy học để kiếm tiền.

Tình yêu

Cuộc sống riêng tư có một sự kiện gây cho Beethoven nỗi đau khôn xiết đó là vào mùa xuân năm 1809, khi ông gần ngót 40 tuổi thì đem lòng yêu cô học trò xinh đẹp là nàng Theresa de Brunowick mới 18 tuổi, con gái điền chủ Malfati người Hungary. Nhờ sự khuyến khích của nàng, Beethoven sáng tác Bản Giao hưởng Số 6 Đồng quê vì ông đã lầm tưởng sự tận tụy và lòng kính mến của cô gái đó với nghệ thuật là tình yêu. Mùa hè 1810, cô gái kiên quyết khước từ lời cầu hôn của nhạc sĩ. Niềm hy vọng kết hôn đã tan vỡ...

Những đau đớn thể xác và tâm hồn

Mất thính lực chỉ vì nóng tính

Theo cuốn sách, Beethoven là người cực kỳ nóng tính, lúc nào cũng như một ngọn núi lửa phun trào. Tính cách này đã mang lại tai họa cho ông. Trong một lần giận dữ vì bị làm phiền, ông đã ngã đập mặt xuống sàn. “Khi ngồi dậy, tôi đã chẳng nghe thấy gì nữa” – Beethoven viết cho một người bạn là bác sĩ. Năm đó ông mới 27 tuổi.

"Beethoven thì chỉ có một"

Sự cô độc là nguyên nhân khiến Beethoven từng cố gắng tìm kiếm tình cảm gia đình ở đứa cháu Karl, con đẻ của người anh trai Johann. Nhưng ông lại làm điều này không đúng cách, khi can thiệp quá sâu vào cuộc sống của Karl. Ví dụ như trong nhiều năm, Beethoven đã cố gắng ngăn cản không cho Karl được gặp mẹ đẻ, bởi ông coi người phụ nữ đó chỉ là một cô gái điếm rẻ tiền.

Cuộc sống tình ái bất hạnh

Học trò của Beethoven là Ferdinand Ries từng mô tả đã nhìn thấy ông tình tự trên ghế bành với một người phụ nữ trẻ lạ mặt, xinh đẹp. Khi Ries hỏi, Beethoven nói rằng ông chẳng quen biết cô gái này. Cô đơn giản là một người hâm mộ Beethoven quá mức, đã tìm tới nhà riêng chỉ để được gặp ông.

Chuyện này thường xuyên diễn ra với Beethoven, khiến người ta tưởng ông là tay "sát gái". Thực tế Beethoven lại là người bất hạnh trong tình yêu, do thường say mê những người phụ nữ mà ông biết chắc là chẳng với tới được.

Sau khi Beethoven qua đời, người ta tìm được trong đống giấy tờ của ông một bức thư, viết: “Tâm trí của anh chỉ nghĩ về em… Anh chỉ có thể sống với em hoặc không ai cả”.

Tổng hợp những bản nhạc giao hưởng của Beethoven bất hủ hay nhất và nhiều thể loại khác như: Nhạc không lời, nhạc dân ca... được cập nhật thường xuyên tại hatru. Các bạn cùng nghe nhé....

Mẹ Cu Mít

Chủ đề HOT

Có thể bạn thích

Gợi ý bạn đọc

Chuyên Mục